Tuesday, March 8, 2011

Xứ sở duy nhất thế giới: chỉ có… đàn ông

Xứ sở duy nhất thế giới: chỉ có… đàn ông
bangson cập nhật ngày: 14/05/2010

Nếu như nhiều người vẫn cho rằng, "Tây Lương nữ quốc" trong Tây Du Ký, một đất nước chỉ có phụ nữ, là sản phẩm tưởng tượng của Ngô Thừa Ân, thì chắc chắn người ta sẽ khó mà tin rằng, trong thế giới hiện đại này vẫn đang tồn tại một xứ sở chỉ có "phái mạnh".
Mô tả ảnh.
Tu sĩ là bộ phận dân cư đông đảo nhất trên bán đảo Athos.

Kể từ năm 1060, khi hòn đảo Athos, Hy Lạp thực hiện luật “cấm phụ nữ” thì nơi đây thực sự đã trở thành một xứ sở của đàn ông. Thậm chí, ngay với động vật nơi đây cũng không cho phép sự tồn tại của “phái yếu”.

Bán đảo Athos độc đáo này là một dải đất dài 56 km, thuộc địa phận Chalkidiki trên bờ biển Địa trung Hải. Dẫu không có đại diện trên thế giới như Vatican, song với tư cách một nước cộng hòa tự trị, bán đảo Athos không chịu sự ràng buộc của pháp luật Hy Lạp. Nơi đây, những luật lệ được công bố trực tiếp từ các tu viện.

Những tu sĩ ở đây ngay khi vừa mới sinh ra đã bị mang lên đảo. Cả đời không biết đến phụ nữ, đồ điện, thậm chí còn không bao giờ đọc báo. Nơi đây, người ta có lệnh cấm khắc nghiệt đối với mọi hành vi giải trí bao gồm ca hát thậm chí là hút thuốc.

Tuy nhiên, có một điều luật khắt khe và bất di bất dịch hơn cả mà có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy sửng sốt khi nghe, ấy là không có bất cứ phụ nữ nào được đặt chân lên hòn đảo này.

Hiện nay, xứ sở thần bí này trở nên rất hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tuy nhiên, “chế độ” dành cho các khách du lịch đến đây cũng rất khắc nghiệt. Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo.
Mô tả ảnh.
Các tu viện được xây dựng trên các vách đá cheo leo và bị bao bọc bởi những bức tường dày.

Những du khách lên đảo không được đem theo động vật giống cái, đồng thời phải được thông qua sự kiểm tra ngặt nghèo của cảnh sát nơi đây để xác định chắc chắn giới tính của du khách là nam giới.

Những cuộc dạo chơi trên đảo Athos chỉ được thực hiện bằng một phương tiện duy nhất: Đôi chân. Các tu viện đều được xây dựng trên những vách đá cheo leo, được bao bởi những bước tường dày. Cổng vào chỉ có thể đi hàng một và nó sẽ đóng cửa ngay khi mặt trời lặn. Đối với du khách đến nơi đây, những chuyến lữ hành như vậy cũng chẳng khác cuộc sống tu hành là bao nhiêu.

Vì những điều luật kỳ lạ nơi đây, nên từ trước tới nay đã từng có rất nhiều phụ nữ muốn “đột nhập” vào. Tuy nhiên, những người thành công trong công việc mạo hiểm này không nhiều. Theo những ghi chép trong sử liệu nơi đây thì cho đến nay chỉ có một người phụ nữ Hy Lạp tên là Aliki Diplarakou đã đột nhập thành công lên xứ sở đàn ông này.

http://www.tretoday.net/news/news/6_Khoa_Hoc/389345_Xu_so_duy_nhat_the_gioi-_chi_co%E2%80%A6_dan_ong_/?

Friday, July 30, 2010

Lễ hội tôn vinh dương vật ở Nhật







Lễ hội tôn vinh dương vật ở Nhật
18-12-2009 | Maruko | 3,074 | 1 phản hồi »
Người dân thị trấn Komaki , khoảng 250 dặm về phía Nam của thủ đô Tokyo , Nhật Bản tổ chức một lễ hội về khả năng sinh sản được gọi là Hounen Matsuri (Lễ hội Hounen).
Lễ hội Hounen được tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng 3 . Những người đàn ông khênh trên vai một bức tượng gỗ to , cao khoảng 2,5 mét hình dương vật đang cương cứng và họ hô vang câu ” Hoh-sho, hoh-sho” trên suốt quãng đường dài từ đền thờ tên là Shinmei Sha trên một ngọn đồi rộng tới một đền thờ Thần đạo khác tên là Tagata jinja . Các cô gái trẻ thì cầm những bức tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường . Lễ hội Hounen rất thu hút khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.Lễ hội được chuẩn bị và bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng tại đền Tagata , nơi mà tất cả các loại đồ ăn , đồ lưu niệm hầu hết có hình dạng dương vật được bày bán .Khoảng 2 giờ chiều , mọi người cùng nhau tập trung tại đền Shinmei Sha để bắt đầu cuộc diễu hành. Lễ hội được kết thúc vào khoảng 4:30 chiều.
Chuông tại đền thờ Shinmei có hình dương vật

http://phuongly.net/2009/le-hoi-ton-vinh-duong-vat-o-nhat.htm

Khám phá nhà tù "thiên đường" ở Na Uy

Khám phá nhà tù "thiên đường" ở Na Uy

Halden được mệnh danh là nhà tù nhân đạo nhất thế giới, bởi từ thiết kế cho tới trang thiết bị, hoạt động của nó đều nhằm cải huấn tù nhân theo phương châm “cho ngọt, cho bùi”, với phòng tắm cao cấp, phòng thu âm chuyên nghiệp, thậm chí cả phòng ngủ “vợ chồng”...

Nhà tù thấm đẫm chất nghệ thuật




Để giảm gánh nặng tâm lý bị giam cầm, những người lên kế hoạch xây dựng nhà tù đã bỏ ra ngót nghét 1 triệu USD cho các bức tranh, ảnh và hệ thống đèn chiếu sáng. Theo tờ giới thiệu về nhà tù, bức tranh tường trên là của nghệ sỹ Na Uy Dolk, nhằm “mang đến chút hài hước tới một không gian khá tù túng”. Giới chức nhà tù hi vọng, bức tranh cùng với các khu vực nghệ thuật khác sẽ cho tù nhân “cảm giác được coi trọng”.


Mang thế giới bên ngoài vào nhà tù




Khung phạt cao nhất ở Na Uy, thậm chí đối với tội giết người, chỉ là 21 năm tù. Do hầu hết các tù nhân cuối cùng sẽ trở lại cuộc sống, nên các nhà tù cố gắng tái hiện hết mức thế giới bên ngoài, để chuẩn bị cho cuộc sống tự do của các tù nhân sau này. Tại Halden, các phòng giam đều có phòng tắm cao cấp, được lát gạch gốm, có tủ lạnh nhỏ và TV màn hình phẳng. Giới chức nhà tù cho rằng TV loại này sẽ khiến tù nhân có ít không gian để giấu thuốc và những đồ lậu khác.


Nhà tù như nhà riêng ấm cúng




Cứ mỗi 10-12 phòng giam lại chung nhau một bếp ăn và một phòng khách, nơi các tù nhân chuẩn bị bữa ăn tối cho họ, xả hơi sau một ngày lao động. Đặc biệt, không có cửa sổ nào ở nhà tù Halden có song sắt.


Vui chơi cả ngày!




Các nhân viên an ninh tổ chức hoạt động từ 8h sáng tới 8h tối. Đây là cơ hội để tù nhân chọn sở thích mới của mình, nhưng đó cũng là một phần của chiến lược an ninh đối kháng của nhà tù: các tù nhân ít có khả năng tấn công bất ngờ gác tù và người khác. Các tù nhân có thể chơi trong sân bóng rổ, leo núi trong nhà, chạy ...


Tù nhân trở thành nghệ sỹ thu âm




Cũng có cả một phòng thu âm chuyên nghiệp trong nhà tù. Các giáo viên dạy nhạc trong nhà tù, những người thích gọi tù nhân là “học sinh” thay vì “tù nhân”, dạy họ piano, guitar, và nhiều loại đàn khác. Thậm chí 3 thành viên của đội đồng ca gồm các nhân viên an ninh nhà tù Halden mới đây còn tham gia tranh tài trong cuộc thi “American Idol”, phiên bản của Na Uy.


Nhà tù rợp bóng cây



Các kiến trúc sư của Halden đã giữ lại cây cối ở trên hơn 30hecta của nhà tù để che đi những bức tường rào an ninh, giảm thiểu cảm giác tù ngục, hay nói theo cách của một kiến trúc sư là “để tù nhân thấy được tất cả các mùa”. Những chiếc ghế dài và những bàn cờ đá còn điểm xuyết con đường chạy bộ này.


Bùng nổ sắc màu




Bên ngoài nhà tù được sơn màu nâu đất, phù hợp với cánh rừng xung quanh. Tuy nhiên, những bức tường bên trong “bùng nổ” sắc màu. Halden đã thuê một nhà trang trí nội thất, dùng 18 loại màu khác nhau để tạo cảm giác đa dạng và kích thích tinh thần của người sống bên trong. Màu xanh lá dịu mát tạo cảm giác thư thái trong phòng giam, trong khi màu vàng tươi mang sức sống cho thư viện và những nơi làm việc khác. Một nhà khách với 2 phòng ngủ, nơi tù nhân có thể tiếp đón người nhà qua đêm, còn có một phòng “vợ chồng” được sơn đỏ rực.


Nhân viên an ninh là những người bạn




Nhân viên bảo vệ nhà tù Na Uy phải trải qua 2 năm tập huấn ở một học viện cảnh sát và được đánh giá ở vị trí cao hơn so với các đồng nghiệp của họ ở Mỹ hay ở Anh. Phần mô tả chính thức công việc của họ cho biết họ phải khích lệ được các tù nhân “để thời gian chịu án của họ càng có nhiều ý nghĩa, càng vui vẻ và càng có nhiều thay đổi tích cực càng tốt”. Vì vậy mà họ thường xuyên ăn uống, chơi thể thao cùng tù nhân. Tại Halden, một nửa nhân viên gác tù là phụ nữ, do giám đốc nhà tù tin rằng họ có thể giảm căng thẳng và khuyến khích hành vi tốt ở tù nhân.


Tù nhân không bị cắt các dịch vụ công




Tù nhân Na Uy mất quyền tự do nhưng vẫn được tiếp cận với các dịch vụ công như y tế. Nha khoa, bác sỹ, y tá, và thậm chí là nhân viên thư viện thường xuyên ghé thăm nhà tù. Ngoài ra, Halden còn tự hào có một bệnh viện và một phòng nha khoa hiện đại.



Nhà tù là trung tâm hướng nghiệp



Để giúp tù nhân phát triển các thói quen hàng ngày và giảm sự buồn tẻ của tù ngục, các nhà thiết kế đã trải rộng không gian sống, làm việc và các trung tâm vui chơi khắp khuôn viên nhà tù. Trong “thư viện bếp” này, tù nhân học các kỹ năng cơ bản về dinh dưỡng và nấu ăn. Tù nhân có thể tham gia các khóa học giúp chuẩn bị cho nghề nghiệp của họ sau này, như quản lý khách sạn, đầu bếp, bồi bàn.

http://vietinpdx.com/index.php?mod=article&cat=khampha&article=5460